Tăng huyết áp là một trong những bệnh tim mạch khá phổ biến hiện nay, đây cũng đang là vấn đề khá nhức nhối của xã hội bới những biến chứng của nó gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tàn phế và thậm chí là tử vong cho người bệnh, nhất là người cao tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng cao. Bệnh nếu tiến triển trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những tổn hại cho mạch máu, từ đó gây tổn thương cho nhiều cơ quan đích trong cơ thể như tim, não, thận và cả võng mạc mắt.
Hình : Cao huyết áp gây nhiều tổn thương trên võng mạc
1.Rối loạn chức năng thành mạch
Hầu hết các hệ động mạch trong cơ thể thích nghi với tình trạng tăng huyết áp bằng cách phì đại hoặc tăng sản lớp cơ trơn thì hệ động mạch võng mạc lại khá đặc biệt khi chúng có cơ chế tự thích nghi riêng. Ở giai đoạn sớm của tăng huyết áp thì động mạch võng mạc đã thích nghi bằng cách tự co thắt và tăng trương lực cơ. Nó được kéo dài trong một thời gian nhất định cho đến khi xuất hiện sự đứt gãy liên kết nội mô và hoại tử thành động mạch nhất là vị trí tiền mao mạch.
Tổn thương khởi phát tại lớp nội mô liên kết có liên quan đến sự căng giãn thành mạch cộng với lớp áo cơ trơn xung quanh bị thoái hóa. Lớp nội mô bị giãn mỏng quá mức dẫn tới thủng. Hậu quả là huyết tương tràn vào bên trong thành mạch, chiếm chỗ của lớp cơ trơn thoái hóa mà gây ra tình trạng dày thành, hẹp lòng mạch. Lâu dần sẽ hình thành xơ cứng thứ phát.
Quá trình tổn thương động mạch võng mạc gồm
2.Những thay đổi ngoại mạch
Tại võng mạc vào giai đoạn co thắt và tăng trương lực cơ võng mạc thì biểu hiện trên lâm sàng là co động mạch lan tỏa hoặc khu trú. Một loạt các thay đổi ngoại mạch là:
3.Tăng huyết áp có thể gây nên những tổn thương nào cho võng mạc
Người bị tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp của mình ở trong mức giới hạn bình thường ổn định nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra trong đó có bệnh lý võng mạc của mắt. Khi có biến chứng về Bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp sẽ có những tổn thương dưới đây:
Các tổn thương mạch máu võng mạc do tăng huyết áp thường khó hồi phục, do đó điều quan trọng là kiểm soát huyết áp để làm chậm tiến triển của bệnh. Khi có các biểu hiện ở mắt thì cần theo chỉ định điều trị lâu dài của bác sĩ chuyên khoa. Các liệu pháp điều trị có thể là laser, dùng thuốc kháng viêm, tiêm thuốc vào nội nhãn.
Ths.Bs Nguyễn Thị Băng Sâm (Phó khoa Điều trị tổng hợp)
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.