Chứng mù ban ngày biểu hiện người bệnh cảm thấy mờ mắt vào ban ngày, đặc biệt khi có ánh sáng chiếu vào mắt. Trời càng sáng thì mắt càng mờ. Vậy nguyên nhân do đâu chúng ta cùng tìm hiểu.
Đục thủy tinh thể gây ra chứng mù ban ngày phổ biến
Chứng mù ban ngày là gì?
Mù ban ngày là bệnh lý trái ngược với bệnh quáng gà, khi mắc căn bệnh này, người bệnh hoàn toàn không thể nhìn thấy rõ ràng vào ban ngày, tầm nhìn của họ trở nên tồi tệ hơn và đa số bệnh nhân không thích tiếp xúc với ánh sáng mặc dù không hề đau mắt hay khó chịu khi tiếp xúc.
Khi đến ban đêm hoặc mờ tối, tầm nhìn của người bệnh sẽ trở lại bình thường và đa phần người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi trời tối.
Mỗi bệnh nhân mù ban ngày sẽ có những dấu hiệu khác nhau như tầm nhìn yếu trong sáng, khi lái xe thường không nhìn rõ ràng và thích ứng chậm khi ánh sáng thay đổi cường độ. Mù ban ngày chỉ được chẩn đoán chính xác khi thăm khám tại các bệnh viện. Ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm trong đó có xét nghiệm máu với mục đích đo lường nồng độ vitamin và đường trong máu của người bệnh.
Cơ chế gây ra chứng mù ban ngày
Chứng mù ban ngày thực chất là một quá trình phản xạ của mắt với ánh sáng. Bình thường, khi chúng ta chiếu ánh sáng vào mắt, hoặc khi nhìn vào nguồn sáng mạnh (que hàn, mặt trời, bóng đèn, băng tuyết…) thì đồng tử (mống mắt) sẽ có một phản xạ tự động co lại để cản bớt lượng ánh sáng có hại vào võng mạc. Khi các thành phần của mắt trong suốt, việc phản xạ co của đồng tử trong mắt sẽ làm mắt nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, khi có bất kỳ thành phần nào của mắt bị mờ đục ở trung tâm thì việc co đồng tử sẽ khiến ánh sáng không thể vào võng mạc được và người bệnh không nhìn thấy. Khi trời tối hoặc mang kính râm, đồng tử sẽ giãn rộng ra để lấy ánh sáng thì lúc này người bệnh sẽ có cảm giác mắt sáng hơn, do lúc này có một phần tia sáng sẽ đi qua những vùng không bị đục của mắt ở chu biên vào võng mạc.
Sau đây là những nguyên nhân gây ra bệnh mù ban ngày:
Ai có nguy cơ mắc bệnh mù ban ngày?
Điều trị chứng mù ban ngày như thế nào?
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân và nguyên nhân gây ra mù ban ngày, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị mù ban ngày khác nhau như sau:
Mù ban ngày do đục thủy tinh thể gây ra sẽ được cải thiện đáng kể nếu người bệnh tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo. Hiện nay thay thủy tinh thể trở nên đơn giản hơn với phương pháp phaco, đây là phương pháp hiện đại, an toàn, hiệu quả cao, không gây chảy máu hay đau đớn.
Mù ban ngày do thiếu vitamin A: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh việc bổ sung vitamin A qua đường uống, người bệnh có thể bổ sung qua việc sử dụng những loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt, rau bina, xoài, gan bò...
Mù ban ngày do khiếm khuyết di truyền: Nếu nguyên nhân gây mù ban ngày do di truyền thì không có phương pháp nào để điều trị dứt điểm, người bệnh phải sống chung với căn bệnh này trong suốt cuộc đời.
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.