1. TẬT KHÚC XẠ LÀ GÌ ?
+ Cận thị: ảnh của vật hiện trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ.
+ Viễn thị: ảnh của vật hiện sau võng mạc dẫn đến nhìn mờ.
+ Loạn thị: do một trục của giác mạc bị cong hơn các trục khác (trông giống như quả bóng bầu dục), nên các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua trục khác ít cong hơn lại hội tụ ở sau võng mạc. Ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị mờ.
Tật khúc xạ có thể đơn thuần hoặc phối hợp với nhau
2. NGUYÊN NHÂN TẬT KHÚC XẠ
- Do bẩmsinh và di truyền (chiếm khoảng60% các trường hợp):
+ Trục nhãn cầu quá dài (cận thị), hay quá ngắn (viễn thị).
+ Giác mạc quá cong, lực hội tụ quá mạnh (cận thị), hay giác mạc quá dẹt, lực hội tụ quá yếu (viễn thị).
+ Giác mạc không đều, lực hội tụ không đều nhau ở 2 trục chính (loạn thị).
- Do mắc phải: mắt phải điều tiết với cường độ cao và kéo dài, nhìn gần liên tục, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ; tư thế ngồi học không đúng, bàn, ghế ngồi học không phù hợp với chiều cao của cơ thể, học ở nơi không đủ ánh sáng… Đây là các nguyên nhân của tật khúc xạ thường gặp ở lứa tuổi học đường.
- Đôi khi tật khúc xạ là biểu hiện của một bệnh mắt khác nghiêm trọng hơn như : Viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, mộng thịt, đục thuỷ tinh thể, vẩn đục dịch kính, bong võng mạc, tụ thanh dịch dưới võng mạc.
Một số tật khúc xạ không chỉnh kính sớm gây lé (lác)
(Nguồn tham khảo : Hướng dẫn chăm sóc mắt học đường, Bộ y tế)
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.