Chấn thương mắt rất thường gặp. Tìm hiểu cách xử lý chấn thương mắt đúng sẽ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng sau này.
Trên thực tế, các chuyên khoa mắt đã ghi nhận nhiều trường hợp dù bị chấn thương mắt không quá nặng lúc ban đầu, nhưng do không xử lý đúng cách, điều trị không kịp thời khiến cho tình trạng ngày một nghiêm trong hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, chấn thương mắt là loại chấn thương rất nguy hiểm.
Một số biến chứng khôn lường từ việc sơ cứu chậm trễ đến điều trị sai cách:
Chấn thương vùng mắt có thể gây ra những tổn thương phức tạp, vì vậy cần được xử lý đúng cách và kịp thời mới có thể hạn chế hậu quả nặng nề mà chấn thương gây ra. Vì vậy, những phương pháp sơ cứu ban đầu rất quan trọng mang tính quyết định cho việc điều trị về sau(4).
Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, đôi khi đi trên đường bạn cũng có thể bị bụi, côn trùng hoặc cát bay vào mắt và có thể làm rách giác mạc, kết mạc. Hãy tìm nơi có nguồn nước sạch để rửa mắt sạch, nhúng mắt vào trong chậu/thau hoặc ly nước chứa đầy nước, hoặc tiến hành rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng dạng nhẹ. Tuyệt đối không được dùng tay để dụi mắt sẽ khiến các vật chui sâu hơn và làm nhiễm trùng mắt. Không nên tự ý đi mua kháng sinh về nhỏ khi không có chỉ định của bác sỹ.
Chấn thương làm thủng gây rách tổ chức của mắt, làm chảy máu ra bên ngoài thường do các vật có sắc nhọn đâm vào mắt như mảnh ly vỡ, dao kéo, lưỡi câu, đất đá,… gây ra các tổn thương như: rách, vỡ các thành phần trong và ngoài mắt như rách da mi, đứt đường dẫn nước mắt, rách lòng trắng, lòng đen, đục thể thuỷ tinh… và làm thoát các chất bên trong mắt ra ngoài hoặc để lại những vật lạ bên trong mắt: dị vật nội nhãn, dị vật hốc mắt…
Khi bị tai nạn hoặc bị vật nhọn đâm thẳng vào mắt gây chảy máu, người bệnh không nên hoảng sợ, lo lắng thay vào đó là nên hãy bình tĩnh, hãy dùng bông băng hoặc gạc sạch để băng vết thương và cầm máu. Sau đó, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cấp cứu đúng cách nếu tổn thương nghiêm trọng.
Cần nhanh chóng dùng khăn sạch, có nhúng nước ấm phủ ngay lên mắt trong ít nhất 20 phút. Sau đó, tiến hành thực hiện những bước sau càng nhanh càng tốt:
Sau khi thực hiện những bước sơ cứu nêu trên, người nhà bệnh nhân cần chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Mang theo vỏ đựng hóa chất đến phòng khám cấp cứu, nếu có để hỗ trợ cho việc kiểm tra và điều trị của các bác sĩ. Ngoài ra, với một số trường hợp chấn thương mắt nhẹ hơn, bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giúp giảm sưng và đau, nên đeo kính chống nắng, vì lúc này đôi mắt bị tổn thương cần được bảo vệ trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
Ths.Bs Nguyễn Thị Băng Sâm
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.