Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất trong các loại tật khúc xạ gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và hỗn hợp. trong nhiều thống kê, cận thị chiếm 40% trong các tật khúc xạ thường gặp ở tuổi học đường. Cận thị là tình trạng thị lực chỉ có thể nhìn rõ vật thể ở gần, nhìn mờ vật ở xa. Kính cận giúp điều chỉnh hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc để người bị cận nhìn rõ hơn. Nhưng không nhất thiết bị cận thị là phải đeo kính, vậy cận thị mấy độ thì nên đeo kính?
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, lực điều tiết quá mạnh. Kết quả là, ánh sáng đi vào mắt không tập trung chính xác, khiến các vật ở xa trông mờ đi. Những người bị cận thị sẽ gặp khó khăn để nhìn rõ màn chiếu phim hoặc TV, bảng trắng ở trường hoặc con đường khi lái xe.
Hình : Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, lực điều tiết quá mạnh.
Mặc dù chưa biết nguyên nhân chính xác, nhưng có bằng chứng cho thấy nhiều người bị cận thị là do di truyền. Nếu có cha và/hoặc mẹ bị cận thị, nhiều khả năng bạn cũng sẽ mắc phải tật khúc xạ này.
Bên cạnh đó, cách bạn sử dụng đôi mắt của mình cũng ảnh hưởng đến nguy cơ bị cận thị. Người dành nhiều thời gian đọc, làm việc trên máy tính hoặc những công việc khác cần quan sát kỹ càng, sử dụng mắt nhiều,... sẽ dễ bị cận thị hơn. Nhìn chung, cận thị thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi đi học cho đến khoảng 20 tuổi. Có trường hợp cận thị cũng phát triển ở người lớn, do căng thẳng thị giác hoặc tình trạng sức khỏe. Cận thị cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường hoặc các vấn đề sức khỏe khác, cụ thể là:
Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể xác định nguyên nhân của các vấn đề về thị lực thông qua kiểm tra mắt toàn diện.
Hiện nay, kính gọng và kính áp tròng là hai loại thấu kính phân kì chính cho người cận thị. Kính gọng được chia ra làm nhiều loại, bao gồm kính cận đổi màu, kính mát cho người cận. Kính áp tròng cũng có 2 loại là cứng và mềm. Mỗi loại kính đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn cận thị đeo kính gì sẽ tùy thuộc vào đặc tính nghề nghiệp và thẩm mỹ cá nhân.
Đối với hầu hết những người bị cận thị, kính mắt là lựa chọn chính để điều chỉnh tầm nhìn. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể chỉ cần đeo kính trong một số hoạt động nhất định, như khi xem phim hoặc lái xe. Nếu bị cận thị mức độ nặng, bạn có thể cần phải đeo kính mọi lúc. Tuy nhiên tốt nhất là nên mang kính thường xuyên kể cả khi cận thị nhẹ.
Nhìn chung, một thấu kính nhìn đơn sẽ được chỉ định để mang đến tầm nhìn rõ ràng ở mọi khoảng cách. Tuy nhiên, bệnh nhân trên 40 tuổi, hoặc trẻ em và người lớn bị cận thị do tính chất của công việc, có thể cần một thấu kính đa tròng hoặc lũy tiến. Các thấu kính đa tiêu cự này cho phép người dùng nhìn rõ ở cả khoảng cách xa và gần.
Hình : Đeo kính gọng là biện pháp đơn giản điều chỉnh cận thị
Đối với một số cá nhân, kính áp tròng mang lại tầm nhìn rõ ràng hơn và rộng hơn so với kính mắt thông thường. Trên thực tế kính áp tròng vẫn sử dụng tốt và tiên lợi hơn kính gọng, tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp vào giác mạc, thao tác phức tạp hơn, cần bảo quản kỹ hơn nên cần được sử dụng và chăm sóc đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mắt.
2.3. Phẫu thuật
Ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn phương pháp mổ cận thị để giảm sự lệ thuộc vào kính. Các phương pháp mổ cận bằng laser có nhiều ưu điểm như:
- Thời gian mổ nhanh, chỉ mất khoảng 20 phút cho 2 mắt
- Không đau, không chảy máu
- Thời gian hồi phục nhanh, chỉ mất 1 đến 2 ngày
- Giảm sự lệ thuộc vào kính
Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như cần kiêng cữ sau phẫu thuật khá cầu kỳ:
- Trong một tuần đầu không được để nước dính vào mắt, không được trang điểm. Hơn nữa không phải ai cũng có thể mổ mắt cận thị. Để có thể tiến hành phẫu thuật, bạn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Độ cận phải ổn định (không tăng đến 1 diop trong một năm).
- Không mắc một số bệnh như: bệnh lý cấp tính, mạn tính tại mắt (glaucoma, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võng mạc…);
- Phụ nữ đang mang thai. Để biết mình có thể mổ mắt cận thị hay không, cần đi đến trực tiếp các cơ sở chuyên khoa mắt để bác sĩ tr...
Mổ mắt có chữa khỏi cận thị? Câu trả lời là không. Phẫu thuật tật khúc xạ chỉ giúp giảm sự lệ thuộc vào kính chứ không hề chữa khỏi tật khúc xạ. Phẫu thuật tật khúc xạ là định hình lại giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc dẫn đến thay đổi khúc xạ. Với những ai mắc tật khúc xạ quá nặng phẫu thuật chỉ giúp giảm độ cận xuống tối thiểu chứ không phải chữa khỏi tật khúc xạ.
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.