Cấp cứu:
02573.824358
Hotline:
0914038101
Bệnh viện mắt phú yên logo
46Ngày đăng: 14:42 24/11/2024

ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp ít khi gây ra triệu chứng nhưng lại âm thầm tác động xấu đến tim mạch, trong đó có những mạch máu của võng mạc mắt, gây ra bệnh võng mạc tăng huyết áp. Vậy, võng mạc tăng huyết áp là bệnh gì, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao?

Bệnh võng mạc tăng huyết áp là gì?

Hình : Đáy mắt của người cao huyết áp biến chứng

Tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan đích như tim mạch, thận, mạch máu não và võng mạc. Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều tổn thương cho mắt trong đó bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thần kinh thị giác và bệnh màng đệm.

Bệnh võng mạc tăng huyết áp là tình trạng tổn thương các mạch máu cung cấp máu cho võng mạc phía sau mắt, do huyết áp tăng cao trong thời gian dài hoặc tăng đột ngột. Áp lực dòng máu cao làm tổn thương thành các mạch máu lớn của võng mạc như động mạch võng mạc trung tâm và nhánh, tĩnh mạch võng mạc trung tâm và nhánh; khiến các thành phần của máu thoát ra khỏi mạch máu. Điều này dẫn đến giảm dòng máu lưu thông đến võng mạc.

Bệnh võng mạc tăng huyết áp trải qua các giai đoạn tùy vào mức độ kiểm soát huyết áp như sau:

  1. Giai đoạn co mạch: Do áp lực lòng mạch tăng cao, cơ thể có cơ chế tự điều hòa cục bộ tại võng mạc, làm co thắt và hẹp động mạch võng mạc, dẫn tới giảm lượng máu tới võng mạc.
  2. Giai đoạn xơ cứng: Trong giai đoạn này, các lớp của thành động mạch dày cứng hơn. Tình trạng thu hẹp động mạch ngày càng trầm trọng và có vết cắt/nứt ở đường nối động – tĩnh mạch.
  3. Giai đoạn tiết dịch: Lúc này, hàng rào máu não bị phá vỡ, lipid chảy vào bề mặt võng mạc gây ra xuất tiết, huyết tương và máu chảy vào bề mặt võng mạc gây ra phù võng mạc. Bên cạnh đó, sự co lại của mạch máu khiến võng mạc và dây thần kinh thị giác bị thiếu máu. 
  4. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh võng mạc tăng huyết áp

Bệnh võng mạc tăng huyết áp thường không có biểu hiện rõ ràng trên mắt ở những giai đoạn đầu, thường chỉ khi bác sĩ soi đáy mắt mới biết được. Phần lớn người bệnh có những vấn đề toàn thân như đau ngực, khó thở (khi ngủ, khi vận động, khi hồi hộp), nhịp thở ngắn. Triệu chứng ở mắt chỉ xuất hiện trong trường hợp huyết áp tăng rất cao (trên 200/140 mmHg):

  1. Mờ mắt
  2. Sưng mắt
  3. Đau mắt
  4. Đau đầu
  5. Nhìn đôi
  6. Giảm thị lực
  7. Sợ ánh sáng.

Chẩn đoán bệnh võng mạc tăng huyết áp

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa vào:

  1. Tiền sử bệnh tăng huyết áp bao gồm chỉ số huyết áp, thời gian mắc bệnh, triệu chứng, biến chứng gặp phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các thuốc đã dùng và mức độ tuân thủ điều trị
  2. Soi đáy mắt
  3. Chụp mạch huỳnh quang
  4. Khám tim mạch
  5. Khám phổi
  6. Khám thần kinh.

Sau đây là phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh võng mạc tăng huyết áp:

  1. Giai đoạn 1: Tăng huyết áp kéo dài + co nhỏ động mạch võng mạc
  2. Giai đoạn 2: Tăng huyết áp mức cao hơn + co nhỏ động mạch võng mạc + bắt chéo động – tĩnh mạch
  3. Giai đoạn 3: Huyết áp đã tăng tương đối cao trong thời gian dài + xuất huyết và xuất tiết võng mạc + tổn thương tim – não – thận – võng mạc + khó thở khi gắng sức
  4. Giai đoạn 4: Huyết áp tăng rất cao + các dấu hiệu mắt ở giai đoạn 3 và phù gai thị + tổn thương nghiêm trọng ở não – tim – thận – võng mạc.

Những phương pháp điều trị bệnh võng mạc tăng huyết áp

Việc điều trị bệnh võng mạc tăng huyết áp chủ yếu tập trung vào vấn đề kiểm soát và làm giảm huyết áp. Khi đã có biến chứng thì cần phải điều trị thêm những biến chứng này.

  1. Giai đoạn 1 + 2 : Người bệnh cần được hướng dẫn điều chỉnh lối sống, dùng thuốc hạ huyết áp và theo dõi liên tục. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra đáy mắt mỗi 6 tháng 1 lần.
  2. Giai đoạn 3 : Lúc này, việc điều trị vẫn phải tập trung vào ổn định huyết áp, bằng cách thay đổi lối sống và thuốc. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá cơ quan đích để tìm hướng điều trị nếu có tổn thương.Việc kiểm tra đáy mắt cần tiến hành thường xuyên hơn, mỗi 1-3 tháng 1 lần. Nếu thị lực dưới 3/10 và có sự hình thành mạch máu mới ở võng mạc, bác sĩ sẽ tiêm vào mắt chất chống tăng sinh mạch máu. Còn nếu có tân mạch hoặc tổn thương gây thiếu máu thì sử dụng laser quang đông. Với những trường hợp xuất huyết dịch kính kéo dài buộc phải cắt buồng dịch kính.
  3. Giai đoạn 4 : Đây là giai đoạn tăng huyết áp ác tính, phải hạ huyết áp khẩn cấp. Khi bệnh nhân đã ổn định thì điều trị như giai đoạn 3.


Bệnh viện mắt Phú Yên

Câu hỏi thường gặp

Khi đi mổ mắt bạn chú ý các loại giấy tờ cần thiết : Căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có). Nếu bạn đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 thì chỉ cần mang điện thoại thông minh mà không cần Căn cước công dân và thẻ BHYT giấy.
Ngoài ra, bạn cần nhịn ăn sáng nếu chưa xét nghiệm, có 1 người nhà đi theo hỗ trợ trong thời gian nằm viện.
Chú ý thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, các bệnh đã mắc trước đây, tình trạng dị ứng (nếu có)

Các bệnh gây mờ mắt thường gặp là : Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá), Glaucoma (cườm nước, thiên đầu thống), viêm mống mắt, chấn thương, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Để biết chính xác, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa mắt khám.

Sau mổ đục thủy tinh thể thị lực sẽ cải thiện rất tốt. Những trường hợp mờ mắt sau mổ thường gặp : Đục bao sau, viêm và nhiễm trùng sau mổ, biến chứng trong lúc mổ do bệnh quá nặng, lệch kính đặt trong mắt; người bệnh bị các bệnh khác kèm theo như : cận thị bẩm sinh độ cao gây thoái hóa võng mạc, phù hoàng điểm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, tắc mạch máu võng mạc, Glaucoma, bệnh của thần kinh thị… Mỗi bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau nên người bệnh cần đến khám để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại không có dịch vụ phẫu thuật cận thị.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại thực hiện khám mắt, đo khám để xác định độ khúc xạ nhưng không có dịch vụ cắt kính.

Phần lớn các phẫu thuật mắt không cần nằm viện. Sau mổ người bệnh được theo dõi vài giờ khi ổn định được cho ra viện ngay trong ngày.
Bệnh viện mắt brand - logo
Bệnh viện mắt Phú Yên.

Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.

Email: bvmatpy@gmail.com

Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323

Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.

Sáng: 7h - 11h30.

Chiều: 13h30 - 17h.

*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.


Đơn vị tài trợ

fredhollows logoThe Atlantic Philanthropies logo
Icon facebookIcon zaloIcon mail