Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị rất phổ biến trong thời đại ngày nay. Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ nhưng đeo kính vẫn là phương pháp đơn giản, thuận tiện, rẻ tiền, ít biến chứng cho học sinh nói riêng và người bị tật khúc xạ nói chung. Tuy nhiên, đeo kính như thế nào cho đúng và tránh các hiểu sai về việc đeo kính là cần thiết.
Hình : Tập huấn phát hiện tật khúc xạ cho nhân viên y tế học đường tại bệnh viện mắt tháng 11/2023
1. VÌ SAO TẬT KHÚC XẠ PHẢI ĐEO KÍNH
Tật khúc xạ có thể phẫu thuật được với điều kiện :
Đối với người không đủ điều kiện phẫu thuật được thì biện pháp chủ yếu và cần thiết là đeo kính. Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Việc đeo kính sẽ giúp người bệnh nhìn rõ, ở trẻ em đeo kính để trẻ học tập, vui chơi an toàn, phòng tránh nhược thị.
2. CÁC SAI LẦM CẢN TRỞ NGƯỜI NGƯỜI CÓ TẬT KHÚC XẠ KHÔNG ĐEO KÍNH
2.1. Đeo kính làm tăng độ : Phần lớn người có tật khúc xạ có cấu trúc bẩm sinh của mắt không bình thường như các mặt khúc xạ quá cong và mạnh (Cận thị) ; quá yếu và mỏng (Viễn thị) ; hoặc không đều (Loạn thị). Như vậy, đeo kính chỉ có khả năng điều chỉnh các khiếm khuyết này để nhìn rõ vật, không có tác động làm thay đổi cấu trúc của mắt. Độ cận tăng trong những tình huống sau :
Hình : Đeo kính khi có tật khúc xạ giúp trẻ nhìn rõ hơn, tránh nguy cơ nhược thị sau này
2.2. Đeo kính gây mất thẩm mỹ: Ở trẻ em, việc đeo kính thường do cha mẹ quyết định. Nhiều cha mẹ cho rằng con họ đeo kính sẽ xấu, nhất là các bé gái. Cần hiểu rằng trước khi trẻ đủ điều kiện phẫu thuật thì đeo kính là cần thiết, giúp trẻ nhìn rõ để học tập, vui chơi an toàn, tránh nhược thị sau này.
2.3. Uống thuốc, tập luyện mắt để chữa cận thị: Hiện nay, không có thuốc điều trị tật khúc xạ. Các quảng cáo chữa cận thị bằng massage, tập luyện mắt chỉ có tác dụng với trường hợp cận thị giả - tức là người rối loạn điều tiết do nhìn quá độ kéo dài trong điều kiện có hại cho mắt.
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.