Cấp cứu:
02573.824358
Hotline:
0914038101
Bệnh viện mắt phú yên logo
38Ngày đăng: 14:33 24/11/2024

CƠ BẢN VỀ BỆNH VÕNG MẠC DO TĂNG HUYẾT ÁP

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường gặp ở những người bị tăng huyết áp lâu năm hoặc không duy trì huyết áp ổn định. Bệnh võng mạc do tăng huyết áp là một trong những biến chứng mà người bị tăng huyết áp lâu năm có tỷ lệ mắc phải rất cao. Nó gây tổn thương hệ mạch máu võng mạc và ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh. Vậy cơ chế gây tổn thương là gì, các triệu chứng của bệnh và cách phòng ngừa tốt nhất là gì?

Võng mạc bị xuất huyết do tăng huyết áp

1.Tìm hiểu về bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp

Khác với những cơ quan khác thì võng mạc là nơi cho chúng ta thấy rõ nhất để quan sát và nghiên cứu hệ thống mạch máu. Từ đó có thể sơ bộ giúp đánh giá cũng như tiên lượng tình trạng hệ mạch máu toàn thân do chúng có đặc điểm về cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý giống nhau.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp có thể coi là một biến chứng của bệnh lý này, khi huyết áp của người bệnh tăng quá cao dẫn đến thành mạch máu của võng mạc bị dày lên. Các mạch máu tại đây cũng bị thu hẹp lại. Hậu quả đó là máu tới nuôi võng mạc bị hạn chế, nhiều trường hợp còn bị phù nề võng mạc. Nếu tăng huyết áp không kiểm soát tốt, diễn biến trong một thời gian dài sẽ gây ra tổn thương các mạch máu của võng mạc khiến cho chức năng của nơi này bị hạn chế, tạo ra những áp lực lên thần kinh thị giác và ảnh hưởng tới thị lực người bệnh sau này.

2.Tăng huyết áp có thể gây nên những tổn thương nào cho võng mạc

Người bị tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp của mình ở trong mức giới hạn bình thường ổn định nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra trong đó có bệnh lý võng mạc của mắt. Khi có biến chứng về sẽ có những tổn thương dưới đây:

  1. Co động mạch: Đây là đáp ứng sinh lý của cơ thể đối với tình trạng tăng huyết áp động mạch. Hiện tượng này có thể khu trú hoặc lan tỏa làm cho các động mạch bị cứng thẳng hay chia nhánh vuông góc tạo nên hình ảnh thưa thớt của hệ mạch võng mạc.
  2. Xơ cứng động mạch: Trong quá trình các sợi collagen trong mạch thoái hóa trở nên xơ cứng thì thành mạch sẽ bị dày lên và thu hẹp lòng mạch. Động mạch mất đi sự đàn hồi, bị hyaline hóa tạo nên hình ảnh sợi dây bạc.
  3. Bắt chéo động – tĩnh mạch: Vị trí bắt chéo của động tĩnh mạch được tạo bởi một bao xơ chun chung. Khi mà động mạch bị xơ cứng và dày lên sẽ đè đẩy, chèn ép tĩnh mạch tại vị trí bắt chéo trên.
  4. Xuất huyết võng mạc: Đặc điểm là những xuất huyết nông giống như hình ngọn nến nằm dọc theo các sợi thần kinh quanh những mạch máu lớn gần với đĩa thị. Hoặc cũng có thể tạo ra những xuất huyết sâu hơn.
  5. Xuất tiết bông: Còn gọi là xuất tiết mềm. Nó có hình ảnh những đám trắng bờ không rõ nằm nông che lấp các mạch máu hoặc chúng có thể nằm gần các mạch máu lớn.
  6. Xuất tiết cứng: Khác với xuất tiết bông, xuất tiết cứng là những đám màu vàng nằm sâu, có ranh giới rõ và thường nằm ở cực sau. Chúng có thể xếp cùng với nhau tạo thành hình nan hoa lan tỏa ra quanh hoàng điểm và tạo thành những sao hoàng điểm. Cũng có đôi khi chúng ta bắt gặp chúng tập trung lại tạo thành một đám thâm nhiễm lớn.
  7. Phù đĩa thị: Là hiện tượng đĩa thị bị mờ, ranh giới không rõ và hơi nhô lên có màu trắng. các tĩnh mạch thì bị giãn ngoằn ngoèo, cương tụ và kèm theo đó là tình trạng giãn mao mạch, đôi khi là có xuất huyết trước đĩa thị.

3.Triệu chứng điển hình của bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp

Ở giai đoạn sớm thì các triệu chứng của bệnh lý võng mạc không có nhiều và cũng không rõ rệt. Bởi vậy nên người bệnh thường chủ quan. Khi bệnh tiến triển nặng và thực sự nghiêm trọng thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu dưới đây:

  1. Giảm tầm nhìn
  2. Mắt bị sưng
  3. Đứt vỡ các mạch máu
  4. Hình ảnh song thị đi kèm triệu chứng toàn thân như đau đầu…

Nếu bạn gặp các triệu chứng kể trên và đo huyết áp thấy tăng cao thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ths.Bs Nguyễn Thị Băng Sâm

Bệnh viện mắt Phú Yên

Câu hỏi thường gặp

Khi đi mổ mắt bạn chú ý các loại giấy tờ cần thiết : Căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có). Nếu bạn đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 thì chỉ cần mang điện thoại thông minh mà không cần Căn cước công dân và thẻ BHYT giấy.
Ngoài ra, bạn cần nhịn ăn sáng nếu chưa xét nghiệm, có 1 người nhà đi theo hỗ trợ trong thời gian nằm viện.
Chú ý thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, các bệnh đã mắc trước đây, tình trạng dị ứng (nếu có)

Các bệnh gây mờ mắt thường gặp là : Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá), Glaucoma (cườm nước, thiên đầu thống), viêm mống mắt, chấn thương, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Để biết chính xác, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa mắt khám.

Sau mổ đục thủy tinh thể thị lực sẽ cải thiện rất tốt. Những trường hợp mờ mắt sau mổ thường gặp : Đục bao sau, viêm và nhiễm trùng sau mổ, biến chứng trong lúc mổ do bệnh quá nặng, lệch kính đặt trong mắt; người bệnh bị các bệnh khác kèm theo như : cận thị bẩm sinh độ cao gây thoái hóa võng mạc, phù hoàng điểm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, tắc mạch máu võng mạc, Glaucoma, bệnh của thần kinh thị… Mỗi bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau nên người bệnh cần đến khám để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại không có dịch vụ phẫu thuật cận thị.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại thực hiện khám mắt, đo khám để xác định độ khúc xạ nhưng không có dịch vụ cắt kính.

Phần lớn các phẫu thuật mắt không cần nằm viện. Sau mổ người bệnh được theo dõi vài giờ khi ổn định được cho ra viện ngay trong ngày.
Bệnh viện mắt brand - logo
Bệnh viện mắt Phú Yên.

Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.

Email: bvmatpy@gmail.com

Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323

Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.

Sáng: 7h - 11h30.

Chiều: 13h30 - 17h.

*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.


Đơn vị tài trợ

fredhollows logoThe Atlantic Philanthropies logo
Icon facebookIcon zaloIcon mail