Cấp cứu:
02573.824358
Hotline:
0914038101
Bệnh viện mắt phú yên logo
45Ngày đăng: 01:45 21/11/2024

CHỨC NĂNG CỦA DÂY THẦN KINH SỐ III

Có 12 đôi dây thần kinh sọ não được đáng số từ I – XII. Các dây thần kinh tham gia vào chức năng vận động của nhãn cầu là các dây số III, IV, VI. Dây thần kinh số V tham gia cảm giác giác mạc và vùng thái dương. Thần kinh số III còn chi phối cả hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm tham gia hoạt động điều tiết của cơ thể mi.

CHỨC NĂNG CỦA DÂY THẦN KINH SỐ III

Hình : Liệt thần kinh số III gây ra sụp mi, lác ngoài,giãn đồng tử (Nguồn ảnh : Ghi trên hình)

Dây thần kinh số III, còn được gọi là dây thần kinh vận nhãn, là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ. Dây thần kinh số III chi phối cho tất cả các cơ vận nhãn ngoại trừ cơ thẳng ngoài và cơ chéo trên, cùng với các dây thần kinh sọ khác kiểm soát các chuyển động (dây IV, dây VI). Ngoài ra, dây thần kinh số III cũng điều khiển cơ nâng mi và cung cấp hệ phó giao cảm cho cơ co đồng tử và cơ thể mi, hỗ trợ chức năng cảm giác của mắt.

Một số hoạt động của mắt do dây thần kinh số III kiểm soát gồm:

  1. Nâng mí mắt trên, hoạt động mở mắt.
  2. Phản xạ ánh sáng bằng cách co đồng tử.
  3. Điều khiển tiêu cự khi nhìn xa gần, cho phép bạn theo dõi trực quan một vật thể chuyển động (điều tiết).
  4. Phản xạ tiền đình - mắt, giúp bạn điều chỉnh vị trí của mắt phù hợp khi đầu di chuyển (Giữ thăng bằng).
  5. Điều khiển cơ vận nhãn : Dây thần kinh số III chi phối cho tất cả các cơ vận nhãn ngoại trừ cơ thẳng ngoài (do dây thần kinh VI điều khiển)và cơ chéo trên (do dây thần kinh IV điều khiển). Dây thần kinh III giúp mắt định thị.

LIỆT THẦN KINH SỐ III

Liệt dây thần kinh số III hay còn gọi là liệt vận nhãn, xảy ra khi dây thần kinh sọ này bị tổn thương hoặc do chấn thương, viêm, hoặc một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh của nó. Trên thực tế, có một số trường hợp liệt dây thần kinh số III không hoàn toàn và gây ra những triệu chứng mơ hồ, khó có thể phát hiện và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên phần lớn liệt thần kinh số III thường có các triệu chứng điển hình của liệt thần kinh số III là : Sụp mi, song thị, giãn đồng tử và lác (lé) ngoài.

Bệnh viện mắt Phú Yên

Câu hỏi thường gặp

Khi đi mổ mắt bạn chú ý các loại giấy tờ cần thiết : Căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có). Nếu bạn đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 thì chỉ cần mang điện thoại thông minh mà không cần Căn cước công dân và thẻ BHYT giấy.
Ngoài ra, bạn cần nhịn ăn sáng nếu chưa xét nghiệm, có 1 người nhà đi theo hỗ trợ trong thời gian nằm viện.
Chú ý thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, các bệnh đã mắc trước đây, tình trạng dị ứng (nếu có)

Các bệnh gây mờ mắt thường gặp là : Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá), Glaucoma (cườm nước, thiên đầu thống), viêm mống mắt, chấn thương, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Để biết chính xác, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa mắt khám.

Sau mổ đục thủy tinh thể thị lực sẽ cải thiện rất tốt. Những trường hợp mờ mắt sau mổ thường gặp : Đục bao sau, viêm và nhiễm trùng sau mổ, biến chứng trong lúc mổ do bệnh quá nặng, lệch kính đặt trong mắt; người bệnh bị các bệnh khác kèm theo như : cận thị bẩm sinh độ cao gây thoái hóa võng mạc, phù hoàng điểm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, tắc mạch máu võng mạc, Glaucoma, bệnh của thần kinh thị… Mỗi bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau nên người bệnh cần đến khám để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại không có dịch vụ phẫu thuật cận thị.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại thực hiện khám mắt, đo khám để xác định độ khúc xạ nhưng không có dịch vụ cắt kính.

Phần lớn các phẫu thuật mắt không cần nằm viện. Sau mổ người bệnh được theo dõi vài giờ khi ổn định được cho ra viện ngay trong ngày.
Bệnh viện mắt brand - logo
Bệnh viện mắt Phú Yên.

Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.

Email: bvmatpy@gmail.com

Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323

Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.

Sáng: 7h - 11h30.

Chiều: 13h30 - 17h.

*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.


Đơn vị tài trợ

fredhollows logoThe Atlantic Philanthropies logo
Icon facebookIcon zaloIcon mail