Mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ và "hứng" ảnh lên trên võng mạc, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh. Ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì trong võng mạc đối với người bị cận thị, do đó ảnh sẽ không nhìn rõ được.
Do ảnh của vật không hội tụ trên võng mạc nên người bị cận thị không thể nhìn rõ chi tiết và màu sắc của vật. Người cận thị sẽ có xu hướng nheo mắt để giảm độ nhòe của chi tiết. Về lâu dài gây ra đau đầu, mau mỏi mắt.
Hình : (trên) : Hình ảnh hội tụ trước võng mạc ở mắt cận thị. (dưới) : Hình ảnh được đưa về đúng trê võng mạc nhờ kính phân kỳ. Nguồn : Wikipedia
Dấu hiệu cận thị
Người bị cận thị có các dấu hiệu sau đây :
Nguyên nhân
Nguyên nhân của tật cận thị là do: Mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt: Phần lớn cận thị là do các cấu trúc bẩm sinh của mắt không bình thường như :
Phần nhỏ tật cận thị gây ra trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh đục. Đặc biệt tật giả cận thị do tình trạng nhìn gần trong thời gian dài như chơi game quá độ, đọc sách quá lâu...
Biến chứng
Tật cận thị thường không gây biến chứng nặng, tuy nhiên người cận thị do không điều tiết tốt (vì điều tiết càng nhiều ảnh càng mờ) nên người cận thị có xu hướng buông thả điều tiết về lâu dài có thể gây lé ngoài, nguy cơ bị nhược thị.
Thường dùng chung là từ "cận thị", nhưng có sự khác biệt giữa tật cận thị và bệnh cận thị, tật thì độ cận thường không quá 6D, còn bệnh thì có thể đến 20D, thậm chí 60D, bệnh cận thị luôn kèm theo các biến chứng nặng nề như teo gai thị, thoái hóa võng mạc,...
Điều trị
Tật cận thị thường không cần phẫu thuật hay can thiệp nhiều, đeo kính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho trường hợp này. Kính đeo cho người cận thị là thấu kính phân kì, chọn kính có độ (diop) thấp nhất cho thị lực tối đa. Không cần đeo liên tục và kiểm tra định kỳ mỗi 3 - 6 tháng để tránh lên độ cận.
Trẻ bị cận thị sẽ tăng độ khi đến tuổi dậy thì. Khi đã trên 18 tuổi, tiến triển của tật cận thị sẽ dừng lại nên có thể cân nhắc các phương pháp nhất là khi việc đeo kính có ảnh hưởng tới công việc cá nhân như phẫu thuật điều chỉnh như trong phẫu thuật lasik.
Bệnh viện Mắt Phú Yên thực hiện đo khám để phát hiện tật khúc xạ, trong đó có cận thị vào các ngày làm việc bình thường từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trong giờ hành chính. Nếu cần đo khám khúc xạ, người bệnh nên đi sớm để đủ thời gian đo và thực hiện các thủ thuật khi cần thiết. Số điện thoại 02573896323 sẽ tư vấn miễn phí cho bạn nếu cần.
Ths.Bs Nguyễn Thị Băng Sâm (Phó khoa Điều trị tổng hợp)
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.