Cấp cứu:
02573.824358
Hotline:
0914038101
Bệnh viện mắt phú yên logo
69Ngày đăng: 01:12 24/11/2024

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỘNG THỊT

Theo định nghĩa tóm tắt, “mộng là nếp tăng sinh của kết mạc nhãn cầu, hình tam giác, bò vào giác mạc”. Tuy nhiên, mộng không phải lúc nào cũng hình tam giác. Có cái mộng đầu tròn hoặc hình thang.

Theo cấu trúc mô, mộng được chia thành hai loại. Mộng xơ ít mạch máu, nhiều tổ chức xơ, ít bị tái phát sau mổ. Mộng máu có rất nhiều mạch máu, nhìn đỏ rực, loại này rất dễ tái phát sau mổ.

Theo mức độ bò vào giác mạc, mộng được chia ra thành 4 mức độ. Độ 1, đầu mộng chớm bò vào giác mạc; độ 2, đầu mộng bò sâu hơn nhưng chưa vào diện đồng tử. Độ 3, đầu mộng bò vào diện đồng tử và độ 4, đầu mộng bò vượt cả diện đồng tử.

Mộng còn được chia ra đơn và kép. Mộng đơn chỉ có ở một phía (từ phía mũi đi vào hoặc từ phía tai đi vào). Với mộng kép, cả hai phía trong và ngoài của giác mạc đều có mộng bò vào.

Mộng thịt giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng gì. Sau khi mộng phát triển lớn sẽ gây cộm, ngứa, chảy nước mắt, kích thích nhiều.

ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA

Không phải lúc nào mộng thịt cũng cần điều trị. Các trường hợp chưa xâm lấn nhiều bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng nước mắt nhân tạo, vi tamin A,C,E,... hoặc các thuốc mỡ giảm triệu chứng kích thích. Cần lưu ý rằng thuốc không có khả năng phòng hoặc ngăn chặn mộng thịt phát triển.

Đề phòng mộng phát triển bằng các phương pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm khi ra ngoài trời, hạn chế làm việc trong các khu vực ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc với gió biển kéo dài cũng là một nguy cơ cao cần hạn chế để giảm nguy cơ hình thành mộng thịt cũng như làm chậm quá trình xâm lấn của mộng thịt vào giác mạc.

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA

Mộng thịt có chỉ định điều trị phẫu thuật khi mộng thịt gây kích thích mắt hoặc phát triển đến mức độ nào đó gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Phẫu thuật cũng được thực hiện vì nhu cầu thẩm mỹ với một số nghề nghiệp đặc biệt như : ca sĩ, diễn viên...

Khi có chỉ định loại bỏ mộng thịt, phương pháp được điều trị được sử dụng nhiều nhất là phẫu thuật cắt mộng, kèm theo là ghép kết mạc của chính bệnh nhân hoặc màng ối lên chỗ mộng thịt đã lấy đi. Một số trường hợp có thể mộng tái phát một thời gian ngắn sau phẫu thuật.

Phẫu thuật mộng thịt tại Bệnh viện mắt Phú Yên

Phẫu thuật mộng thịt được thực hiện thường quy tại bệnh viện Mắt Phú Yên trong hơn 30 năm qua với 2 phiên mổ thường quy là thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, chi phí phẫu thuật mộng được Bảo hiểm y tế chi trả theo luật định. Hiện tại Bệnh viện đang sử dụng các phương pháp phẫu thuật sau :

  1. Phẫu thuật cắt bỏ mộng đơn thuần, là phương pháp đơn giản, nhanh nhưng tỷ lệ tái phát rất cao 30 – 80%, nên thường chỉ áp dụng cho những trường hợp mộng mỏng, ít, ở người lớn tuổi. Có trường hợp tái phát dữ dội, tiến triển nhanh và nhiều hơn so với cả trước khi mổ, mộng đỏ rực lên gây kích thích, chảy nước mắt, kèm cộm xốn, dính mi cầu.
  2. Phẫu thuật ghép kết mạc tự thân : Được thực hiện bằng cách cắt bỏ mộng và ghép một phần kết mạc của chính người bệnh vào vị trí mộng vừa cắt để hạn chế tái phát.
  3. Phẫu thuật vùi đầu mộng : Mộng được nạo sạch khỏi giác mạc sau đó vùi sâu đầu mộng vào dưới hõm mí mắt để chống lại sự di chuyển của mộng vào trung tâm giác mạc.

Ảnh : Cắt bỏ mộng thịt là phương pháp phẫu thuật đơn giản

Những vấn đề cần lưu ý sau mổ mộng mắt

Thông thường, mắt sau mổ sẽ cộm xốn nhiều trong vài ngày đầu kèm theo chảy nước mắt nhiều, mộng càng lớn thì cộm càng nhiều và kéo dài càng lâu vì diện tích biểu mô giác mạc mất đi càng lớn.

Các triệu chứng này sẽ giảm dần trong một tuần, đôi khi còn cộm nhẹ do chưa cắt chỉ. Đỏ mắt có thể kéo dài hơn một vài tháng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân có thể trở về sinh hoạt bình thường sau 1-2 tuần. Một số trường hợp cộm xốn kéo dài là do có khô mắt trước đó, thì nên sử dụng nước mắt nhân tạo bổ sung để làm giảm triệu chứng.

Các bệnh nhân đã bị mộng thịt khi đi ra ngoài trời nên đeo kính mắt chống tia cực tím cùng với tránh gió bụi, nếu có triệu chứng khô mắt thì phải điều trị và dùng nước mắt nhân tạo thường xuyên để phòng tái phát.

Sau mổ 2 tuần, phần mộng đã phẫu thuật lành hoàn toàn và người bệnh trở về cuộc sống bình thường.

Ths.Bs Nguyễn Thị Băng Sâm(Phó khoa Điều trị tổng hợp)


Bệnh viện mắt Phú Yên

Câu hỏi thường gặp

Khi đi mổ mắt bạn chú ý các loại giấy tờ cần thiết : Căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có). Nếu bạn đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 thì chỉ cần mang điện thoại thông minh mà không cần Căn cước công dân và thẻ BHYT giấy.
Ngoài ra, bạn cần nhịn ăn sáng nếu chưa xét nghiệm, có 1 người nhà đi theo hỗ trợ trong thời gian nằm viện.
Chú ý thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, các bệnh đã mắc trước đây, tình trạng dị ứng (nếu có)

Các bệnh gây mờ mắt thường gặp là : Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá), Glaucoma (cườm nước, thiên đầu thống), viêm mống mắt, chấn thương, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Để biết chính xác, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa mắt khám.

Sau mổ đục thủy tinh thể thị lực sẽ cải thiện rất tốt. Những trường hợp mờ mắt sau mổ thường gặp : Đục bao sau, viêm và nhiễm trùng sau mổ, biến chứng trong lúc mổ do bệnh quá nặng, lệch kính đặt trong mắt; người bệnh bị các bệnh khác kèm theo như : cận thị bẩm sinh độ cao gây thoái hóa võng mạc, phù hoàng điểm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, tắc mạch máu võng mạc, Glaucoma, bệnh của thần kinh thị… Mỗi bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau nên người bệnh cần đến khám để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại không có dịch vụ phẫu thuật cận thị.

Bệnh viện Mắt Phú Yên hiện tại thực hiện khám mắt, đo khám để xác định độ khúc xạ nhưng không có dịch vụ cắt kính.

Phần lớn các phẫu thuật mắt không cần nằm viện. Sau mổ người bệnh được theo dõi vài giờ khi ổn định được cho ra viện ngay trong ngày.
Bệnh viện mắt brand - logo
Bệnh viện mắt Phú Yên.

Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.

Email: bvmatpy@gmail.com

Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323

Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.

Sáng: 7h - 11h30.

Chiều: 13h30 - 17h.

*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.


Đơn vị tài trợ

fredhollows logoThe Atlantic Philanthropies logo
Icon facebookIcon zaloIcon mail