Siêu âm mắt là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến để kiểm tra chi tiết cấu trúc bên trong của mắt. Kỹ thuật siêu âm mắt không xâm lấn, không gây đau, được tiến hành nhanh chóng.
Siêu âm mắt là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bán phần sau của mắt, từ đó có thể đưa ra chỉ định điều trị hiệu quả và phù hợp cho người bệnh. Vậy siêu âm mắt là gì? Siêu âm mắt để làm gì? Quy trình siêu âm mắt như thế nào? Và các bác sĩ thường đọc kết quả siêu âm mắt ra sao?
Siêu âm mắt (siêu âm nhãn cầu) là phương pháp sử dụng sóng âm thanh với tần số cao truyền trực tiếp vào mắt, tạo ra sự phản xạ sóng âm thanh, từ đó giúp ghi lại hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của mắt.
Kỹ thuật siêu âm mắt thường chỉ mất khoảng 3 đến 5 phút, mang lại giá trị hữu ích trong các trường hợp bác sĩ chuyên khoa muốn quan sát, kiểm tra kỹ cấu trúc nội nhãn của người bệnh để đưa ra chẩn đoán và chỉ định chính xác. Đặc biệt, siêu âm mắt rất cần thiết trong các trường hợp người bệnh mắc đục thủy tinh thể, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết tự phát hoặc do chấn thương… khiến bác sĩ không thể nhìn thấy rõ bán phần sau của mắt nếu chỉ sử dụng kính soi đáy mắt.
Siêu âm mắt hiện có hai kỹ thuật, bao gồm A-scan (giúp bác sĩ quan sát chủ yếu bán phần trước của mắt) và B-scan (cho biết các thông số kích thước các phần của mắt). Trong nhiều trường hợp, để có đủ thông tin đánh giá tình trạng của mắt nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện kết hợp cả hai kỹ thuật siêu âm mắt A-scan và B-scan.
Khi nào cần siêu âm mắt?
Siêu âm mắt để làm gì? Siêu âm mắt thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện khi người bệnh có các dấu hiệu tổn thương vùng nội nhãn hoặc mắc một số bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và sức khỏe tổng thể, ví dụ như:
Ths.Bs Nguyễn Thị Băng Sâm (Phó khoa Điều trị tổng hợp)
Địa chỉ: 124 Nguyễn Thái Học, Phường 5, Tuy Hòa, Phú Yên.
Email: bvmatpy@gmail.com
Số điện thoại: 02573.824358 - 02573.896323
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ngày lễ, Tết, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính chỉ cấp cứu.
Cấp cứu 24/7.
Sáng: 7h - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h.
*Lưu ý: Thời gian nhận khám kết thúc trước khi hết giờ làm việc 15 phút.